Nhiều bạn trẻ muốn theo học nghề kế toán nhưng vẫn đang phân vân không biết khả năng có phù hợp với nghề này hay không. Vậy thì các bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây trước khi quyết định theo đuổi nghề kế toán nhé!
Ngành kế toán được xem là ngành có nhiều sinh viên lựa chọn và theo học. Ảnh: internet
Nhìn chung, ngành kế toán được xem là ngành có nhiều sinh viên lựa chọn và theo học. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên dễ dàng tìm được việc làm và có thu nhập ổn định. Vì kế toán là bộ phận không thể thiếu trong tất cả các công ty, tổ chức, do đó, đây là một trong những nghề không lo thất nghiệp nhất.
Trình độ học vấn
Để làm nghề kế toán, bạn nên có bằng cử nhân trong lĩnh vực kế toán hoặc các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, nếu bạn học ngành khác mà muốn làm kế toán thì có thể theo học một khoá học về kế toán ngắn hạn, tùy theo nhu cầu công việc.
Chương trình học
Theo học ngành kế toán, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về kế toán, ví dụ như phân tích tài liệu kế toán, kiểm toán chuyên sâu, thuế, kế toán doanh nghiệp,xác suất thống kê, chứng khoán, thương mại điện tử…
Một số trường đại học, cao đẳng quy định sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán phải có các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS 5.0, TOEIC 550.
Môi trường làm việc
Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, sinh viên có thể trở thành kế toán viên tại các công ty, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, ngân hàng, bảo hiểm hoặc các tổ chức của nước ngoài.
Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, sinh viên có thể trở thành kế toán viên tại các công ty. Ảnh: internet
Những tố chất cần thiết
Những tố chất sau đây thực sự cần thiết để trở thành một kế toán viên:
- Yêu thích các con số và có khả năng tư duy tốt. Vì kế toán viên phải làm việc hầu hết với các con số, dữ liệu, thống kê, sổ sách nên việc yêu thích toán học, có khả năng tư duy và đam mê với nghề là hết sức quan trọng.
- Trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm: Kế toán viên thường xuyên tiếp xúc với sổ sách, tiền nong của công ty nên phải có tính trung thực, cẩn thận và có trách nhiệm với công việc.
Ngoài ra, hiện nay một số doanh nghiệp đang sử dụng nhiều phần mềm kế toán khác nhau nên kế toán viên nên học cách sử dụng những phần mềm này.
Tính chất công việc
Có vẻ như công việc của kế toán viên khá khô khan, một ngày làm việc của họ bao gồm các công việc sau đây:
- Phân tích ngân sách của công ty, chi phí và doanh thu.
- Kiểm tra sổ sách kế toán và biên chế.
- Quản lý tài khoản ngân hàng.
- Báo cáo lợi nhuận cho công ty.
- Phân tích thông tin tài chính.
- Thanh toán các hóa đơn.
- Xử lý dữ liệu.
- Kiểm tra sổ sách kế toán và biên chế.
- Quản lý tài khoản ngân hàng.
- Báo cáo lợi nhuận cho công ty.
- Phân tích thông tin tài chính.
- Thanh toán các hóa đơn.
- Xử lý dữ liệu.
Tuy nhiên, khối lượng công việc của mỗi kế toán viên phụ thuộc vào từng công ty, từng tổ chức và từng thời điểm khác nhau.
Triển vọng nghề nghiệp của nghề kế toán khá tốt. Ảnh: internet
Triển vọng nghề nghiệp
Dự đoán của các chuyên gia về nghề nghiệp cho biết, đến năm 2018, mức độ tăng trưởng của ngành kế toán lên đến 22%. Hiện nay, nhân sự làm việc trong lĩnh vực kế toán còn thiếu nhiều, đặc biệt là những người có năng lực chuyên môn cao.
Khởi đầu bằng nghề kế toán viên, những ai luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân có thể phát triển sự nghiệp, trở thành các chuyên gia phân tích tài chính, kế toán trưởng, kiểm toán, chuyên gia tư vấn thuế…
Hơn nữa, để nhanh chóng tìm được việc làm, trong suốt quá trình học tập tại trường, sinh viên nên rèn luyện các kỹ năng thực hành hoặc cũng có thể làm một số ngành liên quan đến kế toán để học hỏi kinh nghiệm, chẳng hạn như nhân viên văn phòng, thu ngân, thư ký, nhân viên nhập liệu…
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
luuhungsm@gmail.com