Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký kinh doanh

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký kinh doanh

Thành lập doanh nghiệp là bạn sẽ phải đóng thuế, loại thuế và mức đóng thuế phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế trong doanh nghiệp. Và nếu Doanh nghiệp của bạn đang ở Việt Nam thì Doanh nghiệp của bạn có thể bị chịu các loại thuế sau: 

1. Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Bậc 1: Vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài của cả năm là 3.000.000 đồng.
Bậc 2: Vốn đăng ký từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 2.000.000 đồng.
Bậc 3: Vốn đăng ký từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.500.000 đồng.
Bậc 4: Vốn đăng ký dưới 2 tỷ đồng, mức thuế Môn bài cả năm là 1.000.000 đồng
Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.
Mức thuế 25% áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp đã đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (công ty tư nhân, công ty liên danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) hoạt động trong bất kỳ ngành nào, ngoại trừ các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (với mức thuế từ 25% đến 50%);
         
3. Thuế giá trị gia tăng.
Có 3 mức thuế VAT như sau:
+ Mức thuế 10% 
+ Mức thuế 5%           
+ Mức thuế 0%        

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng khi đăng ký kinh doanh
   

4. Thuế xuất nhập khẩu:
Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
5. Thuế thu nhập cá nhân
Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhân viên của mình.

Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%;
Bậc 2: Trên 4 - 6 triệu đồng/tháng: 5%;
Bậc 3: Trên 6 - 9 triệu đồng: 10%;
Bậc 4: Trên 9 - 14 triệu đồng/tháng: 15%;
Bậc 5: trên 14 - 24 triệu đồng/tháng: 20%;
Bậc 6: Trên 24 - 44 triệu đồng/tháng: 25%;
Bậc 7: Trên 44 - 84 triệu đồng/tháng: 30%;
Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế.

Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần:
- Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%;
- Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%.

6. Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế doanh ngiệp thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt
VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;Rượu;Bia;Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền;Xăng các loại;Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)….
8. Thuế sử dụng đất.
Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất.
9. Phí, lệ phí khác

Nếu bạn muốn biết rõ về các loại thuế trên thì có thể tham gia một khóa học khai báo thuế ngắn hạn tại Công ty kế toán Hà Nội.
>>Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

luuhungsm@gmail.com

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...
ke toan