Lâu nay, rất nhiều kế toán nghĩ rằng kế toán nội bộ là làm kế toán kho, kế toán công nợ hay là kế toán tiền lương… nhưng trên thực tế làm kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là phải bạn phải tập hợp được tất cả các phát sinh thực tế của Doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, từ đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.
1. Kế toán quỹ tiền mặt (đóng vai trò của thủ quỹ): Căn cứ vào Quy định thu – Quy định chi của doanh nghiệp kế toán lập phiếu thu – chi và thực hiện thu chi và sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ và quản lý tiền.
2. Kế toán kho: Căn cứ vào Quy định xuất, quy định nhập của doanh nghiệp. Kế toán lập chứng từ xuất - nhập, nhập - xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng. Quản lý hàng.
3. Kế toán ngân hàng: Mở tài khoản tại ngân hàng, Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp và ngân hàng mở tài khoản kế toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.
4. Kế toán thanh toán: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán thanh toán lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ.
5. Kế toán tiền lương: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp kế toán soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng Quy chế lương và các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp.
6. Kế toán bán hàng: Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, căn cứ vào yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh kế toán lập hoá đơn hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng báo cáo bán hàng.
7. Kế toán công nợ: Căn cứ hoá đơn bán hàng và chứng từ bán hàng, kế toán tổng hợp lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ.
8. Kế toán tổng hợp: Phân loại chứng từ, phân tích chứng từ, cập nhật thông tin theo ngày lên báo cáo, lập báo cáo, phân tích số liệu cho ý kiến với ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng.
9. Kế toán trưởng: Công việc của kế toán trưởng và phạm vi của kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kế toán trưởng.
10. Kiểm soát nội bộ: Công việc của kiểm soát nội bộ và các phạm vi của kiểm soát nội bộ.
Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp lớn hay nhỏ để tuyển dụng và sắp xếp, phân chia công việc cho các thành viên trong bộ máy kế toán cho phù hợp.
XEM THÊM>> Cách lập hóa đơn giá trị gia tăng, lập hóa đơn bán hàng
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
luuhungsm@gmail.com