Thuế đang hoàn thiện đề án nâng cao năng lực hoạt động và phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020, theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa quản lý hoạt động đại lý thuế, giảm áp lực cho quản lý nhà nước. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam về vấn đề này.
Nhiều doanh nghiệp chưa biết, hiểu được lợi ích mà đại lý thuế mang lại. Ảnh: Đ.V
* Xin bà cho biết thực trạng hoạt động, phát triển của hệ thống đại lý thuế Việt Nam hiện nay?
- Tính đến nay, cả nước có gần 140 đại lý thuế đăng ký hành nghề, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Các đại lý thuế có hoạt động chính là làm dịch vụ thủ tục về thuế, như thay mặt người nộp thuế (NNT) ký trên hồ sơ khai thuế; đăng ký, khai, lập hồ sơ miễn, giảm, hoàn và quyết toán thuế.
Nhưng thực tế, do yêu cầu của khách hàng tương đối đa dạng, đại lý thuế còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến thuế như thiết kế mẫu hóa đơn, hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn…, thậm chí còn giúp các tổ chức, cá nhân làm thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp (DN), đăng ký thuế...
Sau một thời gian hoạt động, nhiều đại lý thuế đã thực sự thể hiện được vị thế của mình trong việc phối hợp với cơ quan thuế, hỗ trợ NNT thực hiện nghiêm túc, chính xác, đầy đủ nghĩa vụ thuế; góp phần giảm áp lực công việc và giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế. Đồng thời cũng giúp NNT thuận lợi hơn trong việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, tiết kiệm chi phí nhân lực, giảm thiểu rủi ro về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Tuy vậy, nhìn vào tổng thể và so với cộng đồng doanh nghiệp trong nước, hệ thống đại lý thuế phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Để đáp ứng nhu cầu của NNT, theo bà số lượng đại lý thuế cần phát triển bao nhiêu thì phù hợp với lượng DN như hiện nay, đặc biệt là DN vừa và nhỏ?
- Việc phát triển đại lý thuế là một tất yếu khách quan trong quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa công tác thu, quản lý thuế. Tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…, việc thu thuế chủ yếu thực hiện qua đại lý thuế.
|
Ở Việt Nam, ngành Thuế đang hoàn thiện đề án nâng cao năng lực hoạt động và phát triển hệ thống đại lý thuế đến năm 2020, theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa quản lý đối với hoạt động đại lý thuế và nhân viên hành nghề đại lý thuế.
Theo đề án này, sẽ có chính sách nhằm tăng dần số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của đại lý thuế; mở rộng, đa dạng hóa dịch vụ của đại lý thuế; xây dựng hệ thống đại lý thuế thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan thuế và NNT; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật thuế; giảm chi phí về thời gian, nguồn lực cho cả cơ quan thuế và NNT khi thực thi pháp luật thuế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Về lộ trình thực hiện đến năm 2015, có ít nhất 3.000 đại lý thuế được thành lập và giai đoạn 2016- 2020 có ít nhất 8.000 đại lý thuế được thành lập.
* Hướng là như vậy, nhưng con số hiện tại mới là 140 đại lý thuế. Điều này chứng tỏ, hiện tại, hệ thống đại lý thuế phát triển khá “èo uột”? Để phát triển đại lý thuế nhanh hơn, theo đúng lộ trình, cần giải quyết vấn đề gì, thưa bà?
- Phải thẳng thắn nhìn nhận, các đại lý thuế cũng gặp không ít khó khăn, do NNT còn biết ít thông tin về dịch vụ này, cũng như về các đại lý thuế, thậm chí chưa biết có loại hình DN đặc biệt này.
Bên cạnh đó, DN chưa có thói quen sử dụng dịch vụ đại lý thuế, chưa biết, hiểu được lợi ích mà đại lý thuế mang lại; đôi khi còn chưa an tâm sử dụng dịch vụ này…
Để đại lý thuế mở rộng và phát triển, trước tiên cần nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý hoạt động của hệ thống đại lý thuế. Ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đại lý thuế thì đều có luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động này. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ được quy định tại một điều (Điều 20) của Luật Quản lý thuế và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, với phạm vi hoạt động chỉ bó hẹp trong làm thủ tục về thuế.
Đồng thời, bản thân các đại lý thuế phải có đầy đủ nhân lực, năng lực chuyên môn, phải là những chuyên gia tinh thông về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ cao...; xây dựng và xác lập thương hiệu của mình để NNT biết, tìm đến, yên tâm sử dụng dịch vụ.
Về phía cơ quan thuế các cấp, đặc biệt là cơ quan quản lý thuế trực tiếp, cán bộ công chức thuế ủng hộ và tạo điều kiện cho đại lý thuế phát triển, thông qua việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề; hướng dẫn cập nhật chính sách thuế, quản lý thuế, cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai, quyết toán thuế cho đại lý thuế; tuyên truyền, quảng bá để NNT biết, sử dụng dịch vụ của đại lý thuế; kiểm tra, giám sát chất lượng đại lý thuế…
Cơ quan thuế và các đại lý thuế cần xây dựng quy chế trao đổi cung cấp thông tin và tiến tới hình thành cổng trao đổi thông tin về quy trình nghiệp vụ cùng công tác tổ chức thu nộp thuế cho NNT.
* Xin cảm ơn bà!
>>Học Kế Toán Thuế. Phần 1: THUẾ MÔN BÀI
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét
luuhungsm@gmail.com